Cúng dường là gì? Ý nghĩa của việc cúng dường trong văn hoá người Việt được xem trọng như thế nào? Một lễ cúng dường bao gồm các vật phẩm gì và cúng như thế nào là đúng cách? Hãy cùng top1danhgia.com tìm hiểu về cúng dường trong bài viết này nhé!
Cúng dường là gì?
Cúng dường là hoạt động của Tăng Nhân và Phật Tử trong các ngày lễ của Đạo Phật hoặc do các Tăng Nhân, Phật Tử tự tổ chức để bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật, chư Phật, chư Bồ Tát. Theo quan niệm của đạo Phật, cúng dường là hình thức công đức các lễ vật như thức ăn, hương, hoa nhang, đèn, giáo thuyết, kinh sách... lên các phương chư Phật, Bồ Tát để bày tỏ lòng cung kính và biết ơn.
Cúng dường là một phương pháp tu tập theo quan niệm của Đạo Phật với ý nghĩa tích phúc, tích đức và phước báu mong cầu về sức khỏe, trí tuệ phúc thọ và hạnh phúc, an vui trong mỗi cuộc đời.
Ý nghĩa của việc cúng dường
Theo quan niệm của đạo Phật giáo, cúng dường để bày tỏ lòng thành kính và giảm bớt lòng tham của con người, giúp con người vượt qua được sự ích kỷ của bản thân, mở rộng tấm lòng với chúng sinh và giúp con người đạt được sự hạnh phúc, bình yên từ trong tâm thức.
Khi biết được cúng dường là gì, bạn sẽ nhận ra những ý nghĩa sâu sắc bên trong, giúp bản thân giác ngộ, có suy nghĩ tích cực là luôn hoan hỉ trong mọi chuyện.
Trong kinh tăng chi bộ có ca tụng về hành động cúng dường, bố thí rằng “Một là trước khi bố thí, ý được vui lòng. Hai là trong bố thí, tâm được tịnh tính. Ba là sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ”.
Lễ cúng dường gồm những gì?
Để lễ cúng dường được trọn vẹn và trang nghiêm, bạn cần biết được những lễ vật cần thiết với đầy đủ các vật phẩm như thức ăn, hoa, quả, hương, đèn… tuỳ vào tâm và bày biện. Đồ cúng dường là những đồ tinh sạch như thức ăn chay, tránh việc giết hại và sử dụng những thực phẩm từ động vật. Bạn có thể cúng dường theo những lễ vật sau:
3.1. Cúng dường với một ly nước trong
Nước là nguồn cội của thiên nhiên, ly nước mang sự thanh cao, thể hiện sự tinh khiết, sạch sẽ và tỏ lòng thành kính khi dâng lên Phật. Cúng dường nước trong thể hiện cái tâm thanh tinh và tinh sạch, không bị vấy bẩn của các Phật Tử.
Khi chuẩn bị nước để cúng dường cần có 3 ly nhằm tượng trưng cho ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng.
3.2. Cúng dường với hoa sen
Hoa sen là biểu tượng trường tồn và bất diệt trong Phật Giáo, thể hiện lòng kiên cường, chính đạo, giác ngộ và không bị vấy bẩn trong mọi hoàn cảnh.
Phật Tử cúng dường hoa sen thể hiện tấm lòng thành kính, giác ngộ, sự kiên cường và nỗ lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
3.3. Cúng dường với đèn dầu
Đèn dầu là biểu trưng cho trí tuệ, sự sáng suốt trong Phật Giáo. ngọn đèn dầu giúp soi chiếu con đường chân lý cho mỗi Phật Tử, thức tỉnh trí tuệ và dẫn dắt con người có hướng đi chính thiện, đúng đắn.
Cúng dường với ngọn đèn dầu là cách mà các Chư Tăng, Phật Tử thường dâng lên cho Đức Phật để bày tỏ lòng biết ơn đã soi rọi con đường thiện, xóa sạch những điều xấu trong tâm hồn của con người.
3.4. Cúng dường với hương
Hương hay còn gọi là nhang, là một trong những vật phẩm cúng trong truyền thống của người Việt. Mùi hương theo quan niệm có tác dụng dẫn dắt tổ tiên, thần linh đến với họ và chấp nhận những lễ vật mà họ đã dâng cúng.
3.5. Một số vật phẩm cúng dường khác
Ngoài những lễ vật cần thiết phải có khi cúng dường, bạn còn có thể chuẩn bị thêm các loại vật phẩm khác nếu có điều kiện như: bánh, trái cây, thức ăn chay, đèn sáp, các loại hoa khác, dầu thơm…Tất cả những lễ vật để cúng dường dâng lên Đức Phật chỉ cần tinh sạch là được.
Cách cúng dường Tam Bảo
Cúng dường Tam Bảo là cúng dường Phật, cúng dường Pháp, cúng dường Tăng với các lễ vật tinh sạch.
4.1. Cúng dường Phật Bảo
Trong cúng dường Phật Bảo, các Phật Tử sẽ sử dụng những vật phẩm sạch, thanh tịnh để thể hiện lòng thành kính đối với Đức Phật khi người đã tìm ra con đường giải thoát và phổ độ chúng sinh. Lễ vật cúng dường sẽ tuỳ tâm như thực vật, hương, hoa tươi, đèn dầu, trái cây, nước, đồ ăn chay.
4.2. Cúng dường Pháp Bảo
Pháp Bảo trong Phật Giáo là những lời truyền dạy của Đức Phật, được biên soạn và chép thành Kinh sách từ đó lưu truyền qua nhiều đời. Thông qua Pháp bảo, các Chư Tăng và Phật Tử có thể tiếp thu kiến thức, học giá lý của Phật để tu tập và thăng tiến.
Cúng dường Pháp Bảo sẽ cúng dường kinh sách nhà Phật bằng hình thức sao chép, in ấn Kinh sách hay thu lại các bài pháp bằng bằng đĩa để truyền tải giáo lý Phật cho người khách. Nếu có học thuật chuyên sâu, bạn có thể viết sách hay phiên dịch kinh phật để cúng dường Pháp Bảo.
4.3. Cúng dường Tăng Bảo
Tăng Bảo trong cúng dường là gì? Đây là hình thức cúng dường các vị tăng, người thay thế Đức Phật để truyền dạy giáo lý cho chúng sinh. Cúng dường Tăng Bảo để thể hiện lòng biết ơn đến người dẫn đường, chỉ bảo trực tiếp cho chúng sinh trong con đường tu tập. Cúng dường Tăng Bảo nên cúng đúng, không phân biệt Chùa lớn, nhỏ, không phật biệt thứ bậc Tăng, Ni với cái tâm hoa hỉ, vui vẻ.
Cúng dường cho Tăng Bảo sẽ có các lễ vật như y phục, thức ăn chay, chuông, mõ hay tiền bạc để tu sửa chùa tháp.
Công đức khi cúng dường
Khi hiểu được cúng dường là gì, chắc chắn bạn sẽ có cái nhìn đúng về hoạt động này. Dựa trên giáo lý Phật Pháp, cúng dường với cái tâm chân chính, chân thành sẽ mang đến công đức vô lượng, phước báu cho bản thân và bình an cho gia đạo:
- Giúp người cúng dường mở rộng tấm lòng và đen tâm từ đến chúng sinh
- Cởi bỏ các tạp niệm, lòng ích kỷ và biết cách cho đi
- Giác ngộ đạo lý Nhà Phật
- Đóng góp cho việc xây dựng, tu sửa chùa tháp, giữ gìn đạo giáo để lưu truyền cho đời sau
- Khai tỏ trí tuệ, hiểu được đạo lý con người, không dính chấp vào vật chất tạm bợ
- Nuôi dưỡng cái tâm thiện lành, biết yêu thương và chiết chia sẻ.
Trên đây là những thông tin lý giải về cúng dường là gì và những vấn đề liên quan đến văn hoá này? Hy vọng những thông tin được chia sẻ từ top1danhgia sẽ giúp bạn hiểu nó hơn về nét đẹp văn hoá của người Việt và có những kiến thức đúng để việc cúng dường trở nên ý nghĩa, nhân văn hơn.
Top1DanhGia.Com là chuyên trang Chia Sẻ, Review, Xếp Hạng sản phẩm, dịch vụ, địa điểm... chi tiết, khách quan. Để book bài PR, đặt banner vui lòng liên hệ Zalo: 0979 027 181